Trang sưu tập về bóng đá Việt Nam. Tư liệu bài viết và hình ảnh trên trang được chụp lại từ các nhật báo, tạp chí thể thao trong nước. Vô cùng cảm ơn các tác giả và mong được lượng thứ!

Giải Bóng Đá A1 Toàn Quốc 1980

 

NHỮNG TRẬN ĐẤU LỊCH SỬ

Sau 30/04/1975, trận đấu bóng đá đầu tiên tại Sài Gòn diễn ra vào ngày 02/09/1975 trên sân Cộng Hòa (tháng 11/1975 đổi tên là Thống Nhất) giữa 2 đội Hải Quan và Ngân Hàng dưới sự chứng kiến của khoảng 20 ngàn khán giả.

Đội Hải Quan hình thành từ cái nền Quan Thuế cũ gồm thủ môn Hồ Thanh Chinh (sau thay bằng Đỗ Lễ). 13 cầu thủ trong sân là Phạm Văn Lắm (sau thay bằng Đỗ Cẩu), Trung, Quang, Hồ Thanh Cang, Nguyễn Văn Tám, Trần Tiết Anh (Đỗ Thới Vinh), Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Văn Ngôn (Đỗ Văn Khá).

Đội Ngân Hàng giữ nguyên vẹn đội hình Việt Nam Thương Tín vô địch giải hạng nhất Sài Gòn cũ có bổ sung chút ít. Hương, Cầu, Tiếu, Long (Quang Tiến, Thăng, Trí (Hòa), Vân, Mười (Hải), Quang Đức Vĩnh, Võ Thành Sơn, Lê Văn Tâm (Hoàng).

Mới phút thứ 11, trung phong Tiết Anh dù hơi mập nhưng vẫn còn nhanh nhẹn mở điểm cho Hải Quan. Ba phút sau, Võ Thành Sơn chớp thời cơ ghi bàn quân bình 1-1 từ sai lầm của hậu vệ Hải Quan. Hồ Thanh Chinh chưa kịp sửa sai cho đồng đội thì bóng đá nằm gọn trong lưới trước sự thán phục của hơn 20.000 khán giả. 

Phút 15, từ pha dàn xếp đẹp giữa Tám và Thuận, tỷ số là 2-1 cho Hải Quan. Phút 28, Tiết Anh bị đốn trong vòng cấm. Hồ Thanh Cang lãnh nhiệm vụ thực hiện quả 11 mét, bóng dội trụ đến chân Ngôn và chiếc chân trái lừng danh của bóng đá Sài Gòn đã nâng tỷ số lên 3-1 cho Hải Quan.

Năm 1979, giải bóng đá Cửu Long khai mạc. Cũng trong thời gian này thường xuyên diễn ra các giải đấu giao hữu giữa các đội khu vực miền Trung và miền Nam.

Ngày 07/11/1976,lần đầu tiên trên sân vận động mới được đổi tên là Thống Nhất diễn ra trận bóng đá của hai đội bóng đại diện cho hai miền: Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn.

19 giờ 30 bóng lăn nhưng 16 giờ khán giả đã ngồi tràn cả ra đường piste. Bên ngoài sân, nhiều người có vé vẫn không vào được. Tiếng đập cửa bên ngoài sân nghe càng lúc càng nặng nề hơn khi nhiều thượng đế có vé mà vẫn không vào được.Tiếng reo hò bên ngoài qua chiếc radio hòa với tiếng la hét của hơn 25.000 khán giả may mắn vào được trong sân. Đó cũng là con số kỷ lục trên sân Thống Nhất.

Dưới ánh đèn cao áp cầu thủ hai đội dẫn tay nhau đi từ đường hầm lên trong tiếng vỗ tay rần trời của khán giả. Điều khiển trận đấu là trọng tài chính Hồ Thiệu Quang

Cảng Sài Gòn đưa ra thành phần thiện chiến với sơ đồ 4-2-4 gồm thủ môn Lưu Kim Hoàng, hậu vệ Trung, Thăng, Tam Lang, Quang, tiền vệ Kịch, Thà, tiền đạo Ngọc, Cù Sinh, Tư Lê, Ngôn. 

Phía Tổng cục Đường sắt là thủ môn Trường Sinh, hậu vệ Phương, Khắc Chính, Quang, Thụy, tiền vệ Thụy Hải, Đức Chung, tiền đạo Minh Điểm, Lộc, Hoàng Gia, Ân.

Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-0 nghiêng về phía Tổng cục Đường sắt. Mai Đức Chung đánh đầu cận thành từ đường chuyền của Thụy Hải mở tỷ số ở phút 28, sau đó phút 54, lần này là Thụy Hải tung cú sút xa ấn định tỷ số. Một trận cầu đẹp không chỉ những pha trình diễn kỹ thuật của đôi bên mà cái đẹp lớn nhất là hình ảnh cầu thủ hai đội ôm nhau sau tiếng còi dứt trận. Sau trận thắng này, Tổng cục Đường sắt tiếp tục thi đấu, thắng tiếp Tây Ninh 2-0, Cần Thơ 3-0; Đồng Tháp 3-1 và kết thúc chuyến du đấu bằng trận thua đội Hải Quan 1-2.

Đội Cảng Sài Gòn năm 1976
 

Năm 1979 , CLB TDTT Quân Đội (Thể Công) đã có chuyến thi đấu giao hữu tại TP.HCM :

▬ 13/05/1979 (Sân Thống Nhất) Thể Công 3-2 Công Nhân Hóa Chất

▬ 20/05/1979 (Sân Thống Nhất) Thể Công 2-1 Cảng Sài Gòn


  Giải Bóng Đá A1 Toàn Quốc 1980 
 

5 năm sau ngày đất nước thống nhất, qua việc tổ chức các giải đấu Hồng Hà, Trường Sơn, Cửu Long cũng như một số giải khu vực, thành phố lớn, Tổng cục TDTT và Hội bóng đá Việt Nam (tên gọi lúc bấy giờ) đã quyết định tổ chức giải A1 toàn quốc lần thứ nhất.

Giải có sự tham dự của 18 đội được chọn qua 3 mùa giải xếp hạng (8 đội từ giải Hồng Hà ở miền bắc, 2 đội từ giải Trường Sơn ở miền trung và 8 đội từ giải Cửu Long ở miền nam).

18 đội được chia thành 3 bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt để xếp hạng (thắng 2 điểm, hòa 1 điểm). 3 đội dẫn đầu 3 bảng sẽ giành quyền vào vòng chung kết để thi đấu xếp hạng Nhất, nhì, ba. 3 đội đứng cuối xuống hạng A2. Giải khởi tranh từ ngày 3-2-1980, nhưng tới ngày 1-2-1980, đội CLB Quân đội (bảng C) đã xin rút lui để chấn chỉnh nội bộ.

Giải đã diễn ra từ ngày 3 tháng 2 đến ngày 1 tháng 5 năm 1980. 







VÒNG CHUNG KẾT

▬ Tổng Cục Đường Sắt 1-0 Hải Quan

▬ Công An Hà Nội 2-1 Hải Quan

▬ Tổng Cục Đường Sắt 2-1 Công An Hà Nội

Vô Địch: Tổng Cục Đường Sắt

 

Xếp hạng chung cuộc

1.Tổng cục ĐS 12 7 5 0 15-6 19
2.Công an Hà Nội 12 8 2 2 27-10 18
3.Hải quan 10 5 2 3 13- 6 12
4.Quân khu 3 10 6 3 1 15- 7 15
5.Phòng không 10 3 5 2 8- 8 11
6.Cảng Sài Gòn 10 3 4 3 13-12 10
7.Quân khu Thủ đô 8 3 3 2 9- 5 9
8.Sở CN TP.HCM 10 2 5 3 12-11 9
9.Cảng Hải Phòng 10 0 9 1 10-11 9
10.CN Nghĩa Bình 10 2 5 3 11-16 9
11.CN Thực phẩm 10 3 2 5 16-14 8
12. CNXD Hải Phòng 8 3 2 3 5- 5 8
13.Tây Ninh 10 2 4 4 7- 9 8
14.Phú Khánh 8 2 3 3 8-11 7
15.An Giang 10 2 4 4 7-12 8
16.Đồng Tháp 8 1 2 5 4-14 4
17.Tiền Giang 10 0 2 8 8-31 2

- Đội Công an Hà Nội đoạt giải phong cách TDTT Xã hội chủ nghĩa và giải ghi nhiều bàn thắng.
- Vua phá lưới: Lê Văn Đặng (CAHN), 10 bàn (7 trận).
- Toàn giải có 83 trận, 188 bàn (2,26 bàn/trận)



Share:

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Labels